Bệnh trĩ là gì? Cách phát hiện và Phòng bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những bệnh hậu môn thường gặp còn có tên gọi khác là bệnh lòi dom theo dân gian đây là một bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn.



Trong cơ thể mỗi chúng ta có những mạch máu được gọi là tĩnh mạch, với áp suất trong lòng mạch thấp và có nhiệm vụ chuyên chở máu về tim.

Quanh lỗ hậu môn cũng có những bó tĩnh mạch này. Khi những bó tĩnh mạch trên bất thường bị to và dãn ra thì gây ra bệnh trĩ. Một chế độ ăn điển hình của người Mỹ với các loại thức ăn đã qua tinh chế, chế biến sẵn, ít các loại ngũ cốc và các thức ăn nhuận tràng làm cho khó tiêu và gây nên chứng táo bón.

Chính chứng táo bón này làm tăng áp lực trong lòng các bó tĩnh mạch quanh hậu môn. Chúng to lên, dãn ra và gây bệnh Trĩ.


Bệnh trĩ khá phổ biến. Hầu như ai cũng đã từng có những triệu chứng của bệnh này trong suốt cuộc đời. Tỉ lệ nam nữ bị bệnh là như nhau.

Cách phát hiện bệnh trĩ

1. Chảy máu: Triệu chứng này có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xỗm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng. Sau đó. Bệnh nhân mới đi cầu ra nhiều máu cục.

2. Sa trĩ: đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì ko gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.

3. Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, hoặc chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự.

Phòng ngừa bệnh trĩ

- Ăn nhiều rau xanh ,hoa quả mát ,uống nhiều nước ,sẽ làm phân mềm hơn khi đi cầu sẽ dễ dàng hơn giúp giảm nguy cơ gây bệnh.

- Ngoài ra có thể bổ sung thêm chất xơ ,và phải đảm bảo uống đủ 2-3 lít nước trên 1 ngày để phòng ngừa táo bón

-Tập luyện :tập luyện sẽ giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch nhất là trong các trường hợp ngồi nhiều,đứng lâu, tập luyện cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì gây nên bệnh trĩ

-Tránh ngồi nhiều hoặc đứng lâu

-Tránh căng thẳng hoặc làm việc quá sức .căng thẳng và nín thở khi đi cầu có thể làm tăng áp lực tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng

- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi cầu.

Ngoài ra khi chưa nặng tới mức phải đi phẫu thuật người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách :

- Có thể bôi một số kem chống viêm và sưng đau như  Mastuf, Protolog..

- Giữ vùng hậu môn luôn sach sẽ bằng cách ngâm hậu môn sau mỗi lần đi cầu bằng nước muối ấm ,mỗi lần ngâm khoảng 5-10 phút

- Nếu búi trĩ sa ra ngoài có thể dùng tay đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào bên trong ống hậu môn.

Nguồn: Bệnh trĩ là bệnh gì?
 

Những đối tượng dễ mắc Bệnh trĩ


Hiện nay do tính chất công việc cũng như lối sống vì vậy những người mắc Bệnh trĩ ngày càng tăng do đó cần phải thay đổi lối sống và phòng ngừa trước khi điều trị.


Các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:

- Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng,…

- Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón kinh niên, khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài. Phân cứng do táo bón cọ sát gây đau rát chảy máu.

- Những bệnh nhân bị kiết lỵ: Cũng do phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.

- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai và cho con bú càng dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động,…. Phụ nữ mang thai và cho con bú còn phải chịu thêm những nguyên do khác, mà nhiều khi là ‘bất khả kháng’: Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Táo bón trong lúc mang thai là bệnh thường gặp, do phải bổ sung canxi và sắt, cũng như thường ít vận động hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ.

Phụ nữ cho con bú thường mắc bệnh trĩ do hậu quả của quá trình mang thai để lại, đồng thời trong thời gian cho con bú, thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.

- Ngoài ra trĩ còn xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh khác như: Hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh, các bệnh mãn tính như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ

Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn… đã hành hạ họ và làm cho bệnh nhân suốt ngày ở trong một tình trạng tinh thần rất không thoải mái.

Hơn thế nữa, những bệnh nhân bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì đây là một bệnh của vùng kín, lúc nào cũng cần được che đậy nên bệnh nhân thường ái ngại khi đi khám bệnh, nhất là đối với phụ nữ.

Chữa trị bệnh trĩ bằng phương pháp nào?

Bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa với nhiều loại thuốc và nhiều dạng sử dụng, từ thuốc uống làm tăng sức bền thành mạch, kháng sinh, chống viêm, giảm đau trong cơn đau cấp tính, đến các dạng toa dược nhét hậu môn, các loại pomade bôi tại chỗ… Đây là điều trị đầu tay, khởi nguồn cho mọi phương pháp điều trị khác.

Theo quan niệm truyền thống: điều trị bằng phương pháp nội khoa chỉ áp dụng cho những búi trĩ nhỏ, chưa bị chảy máu nhiều, đang giai đoạn cấp tính gây đau đớn, viêm nhiễm.

Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải can thiệp vào búi trĩ bằng các thủ thuật chích xơ với thuốc gây xơ, đốt lạnh, thắt dây thun, đốt điện lưỡng cực, quang đông bằng hồng ngoại hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân phẫu thuật trĩ vẫn nên dùng thuốc uống để củng cố và làm bền hệ mạch, nhằm tránh tái phát bệnh.

Với bệnh trĩ độ 1, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa đơn thuần bằng cách sử dụng các loại thuốc uống, toa dược hay pomade bôi tại chỗ và không cần phải nằm bệnh viện. Với trĩ nội độ 2 và độ 3 mà búi trĩ còn nhỏ thì có thể sử dụng các thủ thuật như chích xơ hay đốt bằng hồng ngoại

 

Bệnh trĩ nội và những điều bạn cần biết

Trong giai đoạn đầu của Bệnh trĩ nội, thông thường bệnh không có biểu hiện rõ ràng, chỉ khi bác sỹ tiến hành kiểm tra soi hậu môn, mới phát hiện được bệnh. Tuy nhiên, theo thời gian kích thước búi trĩ tăng dần lên, tình trạng bệnh cũng nặng dần.



Chuyên Gia Phòng Khám Đa Khoa Thiên Tâm giới thiệu bệnh trĩ nội có những biểu hiện điển hình như sau khi đại tiện búi trĩ bị lòi ra, đại tiện ra máu, đại tiện có cảm giác đau. Nếu bệnh này không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, thậm chí là bệnh ung thư trực tràng.

1. Búi trĩ lòi ra ngoài: Búi trĩ khi phát triển đến giai đoạn nhất định có thể bị lòi ra ngoài hậu môn, kích thước từ bé chuyển sang to hơn, do búi trĩ không thể tự động thu vào trong, nên người bệnh phải dùng tay đẩy vào.

2. Đại tiện ra máu: Đại tiện ra máu là biểu hiện chung của bệnh trĩ, song không phải lúc nào đi đại tiện cũng ra máu, thường khi bị đại tiện khó mới có biểu hiện đại tiện ra máu, lượng máu lúc nhiều lúc ít, người bệnh có thể quan sát thấy trên phân có máu, hoặc giấy vệ sinh có máu, hoặc máu chảy thành giọt, nghiêm trọng hơn máu chảy thành tia.

3. Cảm Giác Đau: Đau là biểu hiện chủ yếu của bệnh trĩ ngoại. Đối với trĩ nội hoặc trĩ hỗn hợp khi búi trĩ bị sa ra ngoài, bị nhiễm trùng, hoặc hoại tử đều có thể dẫn đến cơn đau ngoài sức chịu đựng của nhiều người.

4. Cảm Giác Ngứa Ngáy Khó Chịu: Bệnh trĩ nội giai đoạn cuối có biểu hiện búi trĩ sa ra ngoài, cơ hậu môn giãn lỏng, thường bị chảy dịch, do hậu môn bị kích thích bởi dịch này, nên người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu thậm chí vùng da bị mọc mụn, gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh.

Tác hại của bệnh trĩ nội

1. Thiếu Máu: Vì trĩ nội gây mất máu, nên dẫn đến tình trạng thiếu máu, với bạn nữ giai đoạn đầu mắc bệnh này thường có cảm giác mệt mỏi thiếu sức sống. Tình trạng mất máu nghiêm trọng, người bệnh có sắc mặt xanh xao, chán ăn, tâm trạng bất ổn, tim đập nhanh...

2. Da Bị Xấu: Đại tiện khó là kẻ thù sắc đẹp của phái nữ, mà trĩ nội lại làm tình trạng bệnh đại tiện khó thêm nặng. Bệnh đại tiện khó do chất độc trong cơ thể không được đào thải ra ngoài kịp thời, nên có thể làm cho da xấu đi, mọc nhiều mụn hơn lâu dần dẫn đến bệnh thiếu máu, hoặc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.

3. Bệnh Phụ Khoa: Người mắc bệnh trĩ có hiện tượng sưng ngoài hậu môn, vùng này dễ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến miệng âm đạo, gây ra bệnh viêm âm đạo.

Chế độ sinh hoạt để Chữa trị bệnh trĩ hiệu quả

1. Không nên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất đạm. Cần phân bố hài hòa giữa chất đạm, chất xơ và tinh bột. Như vậy sẽ giúp nhuận tràng, dễ dàng đại tiện.

2. Rèn luyên thói quen đại tiện đúng giờ, không nhịn và không gắng sức quá để giảm thiểu hiện tượng tụ huyết trực tràng hậu môn.

3. Một số bệnh nhân do uống nhiều rượu, ăn nhiều đồ cay như ớt, mù tạt, hồ tiêu, gừng… và các loại thức ăn có tính kích thích nên trĩ càng nặng thêm. Nên người mắc bệnh trĩ nội cần chú ý vệ sinh ăn uống, cần hạn chế hoặc không ăn các đồ cay nóng hoặc những đồ ăn có tính kích thích.

4. Làm việc và nghỉ ngơi điều độ: Trong công việc cũng như cuộc sống cần kết hợp hài hòa giữa làm việc và nghỉ ngơi. Làm việc quá sức, vác nặng và ngồi lâu đều có thể khiến tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng ít vận động dẫn đến sưng phồng có thể dẫn đến thúc đẩy tuần hoàn một cách không đồng đều.

5. Đề xướng vận động vùng hậu môn: Tăng cường vận động cục bộ sẽ làm giảm thiểu sự trì trệ của tĩnh mạch, phòng tránh giãn mạch.Vận động cơ hậu môn (trước khi đi ngủ rèn luyện thu hẹp mở rộng cơ hậu môn trong khoảng 30-50 lần). Vận động thu hẹp cơ hậu môn sẽ phòng tránh bệnh trĩ.

6. Khi lựa chọn làm tiểu phẫu nên để tâm trạng thoải mái. Rất nhiều bệnh nhân không dám ăn các đồ ăn cứng vào ngày phẫu thuật, thậm chí có người còn không dám ăn sợ sẽ bị đau hoặc viêm nhiễm.

7. Ăn nhiều rau xanh hoa quả, uống nhiều nước. Các loại rau xanh giàu chất sơ như: cần tây, rau cải, rau chân vịt… đều làm tăng sự co bóp rất có lợi cho sự bài tiết.

8. Phụ nữ mang thai cần tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu.Cần tránh táo bón và kịp thời điều chỉnh lại vị trí của thai nhi. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn lượng phù hợp mè, mật ong để đảm bảo nhuận tràng.
 

Bệnh trĩ có mấy cấp độ?

Trĩ ở cấp độ 1 & 2, người bệnh thường có các triệu chứng sau: Đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.



Trĩ ở cấp độ 3 & 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác. Người bệnh có thể vừa mắc trĩ nội vừa mắc trĩ ngoại. Nếu không sớm điều trị, sẽ làm người bệnh ngày càng có cảm giác vướng víu, khó chịu, chảy máu và đau đớn nhiều hơn mỗi khi đại tiện.

Bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ có thể tự chữa trị, nếu để chuyển sang giai đoạn nặng thì việc chữa trị sẽ trở nên rất khó khăn, phải có sự can thiệp của phẫu thuật.

Điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào từng cấp độ

Việc điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh. Với bệnh trĩ đang ở dạng cấp 1&2 khi búi trĩ chưa hoàn toàn sa xuống thì có thể sử dụng thuốc bôi kết hợp với thuốc uống. Cùng với chế độ sinh hoạt và ăn uống 1 cách hợp lý sẽ làm cho các búi trĩ co lại.

Nhưng đối với những trường hợp trĩ ở cấp độ 3&4 lúc này búi trĩ đã sa xuống thì biện pháp được áp dụng để điều trị triệt để là phẫu thuật. Đối với việc phẫu thuật cắt trĩ thì hiện tại Phòng khám đa khoa Thiên Tâm của chúng tôi đang áp dụng là sử dụng máy HCPT và PPH chuyên dụng trong điều trị các bệnh về hậu môn trực tràng.

Vậy điều trị bệnh trĩ với phương pháp mới có ưu điểm gì?

Chữa bệnh trĩ bằng kĩ thuật PPH và HCPT sinh nhiệt nhanh trong quá trình điều trị, thời gian điều trị ngắn hông đóng vảy, không có mùi, không ra máu, an toàn tin cậy, không lây nhiễm, không gây di chứng hay tái phát...không cần nằm viện, nhanh chóng hồi phục. Điều trị bệnh trĩ nội với kỹ thuật mới PPH và HCPT sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi lo bệnh trĩ.

Nguồn: Bệnh trĩ có mấy cấp độ
 

Rắc rối mà trĩ hỗn hợp gây nên cho bạn

Những người sử dụng máy tính trong khoảng thời gian dài, nhân viên văn phòng ít vận động cơ thể dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ


Bệnh Trĩ là bệnh gì? Do vị trí giải phẫu không giống nhau nên trĩ phân thành 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Cách hậu môn khoảng 2cm có các nếp gấp hậu môn, nếu búi trĩ nằm ở bên trên nếp gấp này là trĩ nội, nằm dưới nếp gấp là trĩ ngoại, nếu cả trên và dưới đều có thì đó là trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ hỗn hợp có những tác hại chủ yếu như sau:

- Trĩ hỗn hợp, đại tiện ra máu trong thời gian dài rất dễ gây thiếu máu.

- Khi búi trĩ sa xuống, các chất thải tăng nhiều làm phát sinh các bệnh như: ngứa hậu môn, chàm hậu môn. Nữ giới sẽ rất dễ mắc các bệnh phụ khoa.

- Do nhiều người sợ đau khi đại tiện nên cố nhịn, hậu quả tạo thành vòng một tuần hoàn ác tính, gây các chứng bệnh về gan, thận, nứt kẽ hậu môn, u đại tràng…

- Cho rằng đại tiện ra máu hoặc bất cứ cảm giác khó chịu nào xung quanh hậu môn đều do trĩ gây ra mà bỏ qua nguyên nhân ung thư trực tràng, bỏ lỡ mất thời kì chữa trị bệnh ung thư trực tràng tốt nhất. Có đến 90% người bệnh ung thư trực tràng ban đầu đều bị chẩn đoán nhầm là bệnh trĩ.

Phòng ngừa bệnh trĩ

1/ Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

2/ Điều chỉnh thói quen ăn uống:

Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, trà.

Tránh các thức ăn cay nóng, nhiều gia vị như ớt, tiêu.

Uống nước đầy đủ.

Ăn nhiều chất xơ: rau, củ, quả, ngũ cốc (đặc biệt là khoai lang luộc rất tốt cho ngư bệnh trĩ).

3/ Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

4/ Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

 

Bệnh trĩ là bệnh gì? Tìm hiểu bệnh trĩ

Bệnh Trĩ là một bệnh ở vùng hậu môn trực tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi bệnh được chia làm 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Khi các búi trĩ nội và ngoại kết hợp với nhau gọi là trĩ hỗn hợp. Trường hợp trĩ hỗn hợp hay trĩ nội lâu ngày hợp với trĩ ngoại kéo theo niêm mạc sa xuống và xuất hiện các búi trĩ phụ tạo thành vòng tròn trĩ còn gọi là trĩ vòng



Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Hiện nay chưa xác định chính xác nguyên nhân, nhưng có một vài yếu tố được coi như nguồn gốc phát sinh bệnh trĩ.

Có một số nguyên nhân hay gây bệnh trĩ như: Tư thế làm việc đứng quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt

Dấu hiệu mắc bệnh trĩ

- Chảy máu: Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xỗm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.

- Sa trĩ: Đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa đô 1,2 thì ko gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.

- Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi:

- Tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn

- Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay nằn trong hố ngồi – trực tràng… gây đau. Bệnh nhân có chảy dịch nhầy ở hậu môn và thường kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.

Video về Bệnh trĩ

 

Điều trị bệnh trĩ

Trong điều trị, để điều trị bệnh trĩ tận gốc và ngăn ngừa tái phát, thuốc trị bệnh trĩ thường tập trung tác động chính trên tĩnh mạch trĩ với 3 tác động chính đó là: Kháng viêm, giảm đau rát, cầm máu: giải quyết chứng đi ngoài ra máu, đau rát, viêm ngứa hậu môn. Chống co thắt đại tràng và chống tăng trương lực thành mạch: Giúp đám rối tĩnh mạch trĩ co lại làm tiêu búi trĩ. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng: Trị táo bón.
 

Triệu chứng và cách chữa Bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ là một thường gặp ở những người thường xuyên phải ngồi văn phòng nhiều, hay uống bia rượu, phụ nữ mang thai, làm những công việc nặng vì vậy tuy là một bệnh khó điều trị nhưng nếu biết cách phòng ngừa thì sẽ rất đơn giản.


Triệu chứng của bệnh trĩ

Thương thì bệnh trĩ chia thành nhiều cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà bệnh có biểu hiện khác nhau nhưng thường thì những người mắc bệnh trĩ có một vài điều để nhận biết: đi đại điện ra máu, đau rát khi đi đại tiện, ở hậu môn luôn cảm giác có vật gì lạ, người bệnh luôn sợ hãi mỗi lần đi đại tiện.

Cũng có thể nhận biết bệnh trĩ khi các bũi trĩ mới hình thành ở dưới hậu môn thì có thể sờ được đám trĩ đó lúc này đám trĩ chưa sa hẳn ra ngoài nên việc điều trị dễ dàng hơn. Trường hợp này có thể sử dụng thuốc uống kết hợp với thuốc bôi cũng có thể làm búi trĩ tự co lên được.

Thường người bệnh chỉ nhận biết được khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, búi trĩ sa hẳn bên ngoài hậu môn hoặc bị tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ. Bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ có thể tự chữa trị, nếu để chuyển sang giai đoạn nặng thì việc điều trị bệnh trĩ sẽ trở nên rất khó khăn, phải có sự can thiệp của phẫu thuật.

Ưu điểm khi điều trị bệnh trĩ tại Phòng Khám Thiên Tâm

Dễ chịu không gây đau: sau khi phẫu thuật vùng hậu môn chỉ có cảm giác hơi đau và trong thời gian ngắn.

Thời gian phẫu thuật ngắn: thời gian phẫu thuật chỉ từ 15- 20 phút.

Hiệu quả điều trị rõ ràng: 100% bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội và bệnh nhân chảy máu hậu môn sau khi được phẫu thuật trị liệu 98% thấy hài lòng, các hiện tượng chảy máu, sa trĩ, ẩm ướt vùng hậu môn đều thuyên giảm và hết.

Ít tái phát: Do phương pháp trị liệu này sau khi trị liệu mức độ tái phát thấp, thật sự đã làm được điều mình mong muốn.

Xem thêm thông tin về Bệnh trĩ: http://chuatribenhtri.net/