Bệnh trĩ là gì? Cách phát hiện và Phòng bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những bệnh hậu môn thường gặp còn có tên gọi khác là bệnh lòi dom theo dân gian đây là một bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn.



Trong cơ thể mỗi chúng ta có những mạch máu được gọi là tĩnh mạch, với áp suất trong lòng mạch thấp và có nhiệm vụ chuyên chở máu về tim.

Quanh lỗ hậu môn cũng có những bó tĩnh mạch này. Khi những bó tĩnh mạch trên bất thường bị to và dãn ra thì gây ra bệnh trĩ. Một chế độ ăn điển hình của người Mỹ với các loại thức ăn đã qua tinh chế, chế biến sẵn, ít các loại ngũ cốc và các thức ăn nhuận tràng làm cho khó tiêu và gây nên chứng táo bón.

Chính chứng táo bón này làm tăng áp lực trong lòng các bó tĩnh mạch quanh hậu môn. Chúng to lên, dãn ra và gây bệnh Trĩ.


Bệnh trĩ khá phổ biến. Hầu như ai cũng đã từng có những triệu chứng của bệnh này trong suốt cuộc đời. Tỉ lệ nam nữ bị bệnh là như nhau.

Cách phát hiện bệnh trĩ

1. Chảy máu: Triệu chứng này có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xỗm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng. Sau đó. Bệnh nhân mới đi cầu ra nhiều máu cục.

2. Sa trĩ: đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì ko gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.

3. Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, hoặc chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự.

Phòng ngừa bệnh trĩ

- Ăn nhiều rau xanh ,hoa quả mát ,uống nhiều nước ,sẽ làm phân mềm hơn khi đi cầu sẽ dễ dàng hơn giúp giảm nguy cơ gây bệnh.

- Ngoài ra có thể bổ sung thêm chất xơ ,và phải đảm bảo uống đủ 2-3 lít nước trên 1 ngày để phòng ngừa táo bón

-Tập luyện :tập luyện sẽ giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch nhất là trong các trường hợp ngồi nhiều,đứng lâu, tập luyện cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì gây nên bệnh trĩ

-Tránh ngồi nhiều hoặc đứng lâu

-Tránh căng thẳng hoặc làm việc quá sức .căng thẳng và nín thở khi đi cầu có thể làm tăng áp lực tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng

- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi cầu.

Ngoài ra khi chưa nặng tới mức phải đi phẫu thuật người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách :

- Có thể bôi một số kem chống viêm và sưng đau như  Mastuf, Protolog..

- Giữ vùng hậu môn luôn sach sẽ bằng cách ngâm hậu môn sau mỗi lần đi cầu bằng nước muối ấm ,mỗi lần ngâm khoảng 5-10 phút

- Nếu búi trĩ sa ra ngoài có thể dùng tay đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào bên trong ống hậu môn.

Nguồn: Bệnh trĩ là bệnh gì?
Share this article :
 

+ nhận xét + 1 nhận xét

lúc 02:16 20 tháng 4, 2017

Bạn có thể tham khảo thêm:dấu hiệu của bệnh trĩ

Đăng nhận xét