Rắc rối mà trĩ hỗn hợp gây nên cho bạn

Những người sử dụng máy tính trong khoảng thời gian dài, nhân viên văn phòng ít vận động cơ thể dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ


Bệnh Trĩ là bệnh gì? Do vị trí giải phẫu không giống nhau nên trĩ phân thành 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Cách hậu môn khoảng 2cm có các nếp gấp hậu môn, nếu búi trĩ nằm ở bên trên nếp gấp này là trĩ nội, nằm dưới nếp gấp là trĩ ngoại, nếu cả trên và dưới đều có thì đó là trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ hỗn hợp có những tác hại chủ yếu như sau:

- Trĩ hỗn hợp, đại tiện ra máu trong thời gian dài rất dễ gây thiếu máu.

- Khi búi trĩ sa xuống, các chất thải tăng nhiều làm phát sinh các bệnh như: ngứa hậu môn, chàm hậu môn. Nữ giới sẽ rất dễ mắc các bệnh phụ khoa.

- Do nhiều người sợ đau khi đại tiện nên cố nhịn, hậu quả tạo thành vòng một tuần hoàn ác tính, gây các chứng bệnh về gan, thận, nứt kẽ hậu môn, u đại tràng…

- Cho rằng đại tiện ra máu hoặc bất cứ cảm giác khó chịu nào xung quanh hậu môn đều do trĩ gây ra mà bỏ qua nguyên nhân ung thư trực tràng, bỏ lỡ mất thời kì chữa trị bệnh ung thư trực tràng tốt nhất. Có đến 90% người bệnh ung thư trực tràng ban đầu đều bị chẩn đoán nhầm là bệnh trĩ.

Phòng ngừa bệnh trĩ

1/ Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

2/ Điều chỉnh thói quen ăn uống:

Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, trà.

Tránh các thức ăn cay nóng, nhiều gia vị như ớt, tiêu.

Uống nước đầy đủ.

Ăn nhiều chất xơ: rau, củ, quả, ngũ cốc (đặc biệt là khoai lang luộc rất tốt cho ngư bệnh trĩ).

3/ Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

4/ Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

Share this article :
 

Đăng nhận xét