Những đối tượng dễ mắc Bệnh trĩ


Hiện nay do tính chất công việc cũng như lối sống vì vậy những người mắc Bệnh trĩ ngày càng tăng do đó cần phải thay đổi lối sống và phòng ngừa trước khi điều trị.


Các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:

- Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng,…

- Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón kinh niên, khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài. Phân cứng do táo bón cọ sát gây đau rát chảy máu.

- Những bệnh nhân bị kiết lỵ: Cũng do phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.

- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai và cho con bú càng dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động,…. Phụ nữ mang thai và cho con bú còn phải chịu thêm những nguyên do khác, mà nhiều khi là ‘bất khả kháng’: Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Táo bón trong lúc mang thai là bệnh thường gặp, do phải bổ sung canxi và sắt, cũng như thường ít vận động hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ.

Phụ nữ cho con bú thường mắc bệnh trĩ do hậu quả của quá trình mang thai để lại, đồng thời trong thời gian cho con bú, thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.

- Ngoài ra trĩ còn xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh khác như: Hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh, các bệnh mãn tính như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ

Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn… đã hành hạ họ và làm cho bệnh nhân suốt ngày ở trong một tình trạng tinh thần rất không thoải mái.

Hơn thế nữa, những bệnh nhân bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì đây là một bệnh của vùng kín, lúc nào cũng cần được che đậy nên bệnh nhân thường ái ngại khi đi khám bệnh, nhất là đối với phụ nữ.

Chữa trị bệnh trĩ bằng phương pháp nào?

Bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa với nhiều loại thuốc và nhiều dạng sử dụng, từ thuốc uống làm tăng sức bền thành mạch, kháng sinh, chống viêm, giảm đau trong cơn đau cấp tính, đến các dạng toa dược nhét hậu môn, các loại pomade bôi tại chỗ… Đây là điều trị đầu tay, khởi nguồn cho mọi phương pháp điều trị khác.

Theo quan niệm truyền thống: điều trị bằng phương pháp nội khoa chỉ áp dụng cho những búi trĩ nhỏ, chưa bị chảy máu nhiều, đang giai đoạn cấp tính gây đau đớn, viêm nhiễm.

Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải can thiệp vào búi trĩ bằng các thủ thuật chích xơ với thuốc gây xơ, đốt lạnh, thắt dây thun, đốt điện lưỡng cực, quang đông bằng hồng ngoại hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân phẫu thuật trĩ vẫn nên dùng thuốc uống để củng cố và làm bền hệ mạch, nhằm tránh tái phát bệnh.

Với bệnh trĩ độ 1, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa đơn thuần bằng cách sử dụng các loại thuốc uống, toa dược hay pomade bôi tại chỗ và không cần phải nằm bệnh viện. Với trĩ nội độ 2 và độ 3 mà búi trĩ còn nhỏ thì có thể sử dụng các thủ thuật như chích xơ hay đốt bằng hồng ngoại

Share this article :
 

+ nhận xét + 1 nhận xét

lúc 02:33 18 tháng 4, 2017

nứt kẽ hậu môn khác gì so với bệnh trĩ?

Đăng nhận xét