Đau bụng mạn tính và đại tiện ra máu có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra theo các chuyên khoaPhòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết:
Nguyên nhân dẫn đến đau bụng mạn tính là do:
Hội chứng ruột kích thích hay rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng co thắt, đây là một hội chứng khá lành tính, không nguy hiểm, có cơ chế bệnh sinh chủ yếu là rối loạn điều chỉnh tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ruột, gia tăng quá mức phản ứng ống tiêu hóa với các streess tâm lý là yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh.
Bệnh có biểu hiện chủ yếu là:
- Rối loạn đại tiện, thay đổi số lần đi ngoài, phân lúc lỏng, lúc táo, xen kẽ với phân bình thường, tái đi tái lại nhiều lần.
- Đau bụng, trướng hơi, bớt đi khi đi ngoài hoặc đại tiện.
- Phân có thể có nhày.
- Có thể có các triệu chứng ngoài tiêu hóa như: Nhức đầu, mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng, suy sụp tinh thần.
- Bệnh có một đặc điểm quan trọng là diễn biến nhiều năm nhưng tình trạng sức khỏe không thay đổi.
Ngoài ra có thể có những nguyên nhân đau bụng rất hiếm gặp như:
- Đau bụng do động kinh tiêu hóa: Thường gặp ở trẻ em, nó tham gia vào các cơn động kinh của thùy thái dương, biểu hiện của nhậy cảm nội tạng tiêu hóa. Triệu chứng tiêu hóa bắt đầu đột ngột bởi đau bụng, thường đau vùng thượng vị và một số nơi khác, nôn, buồn nôn, ỉa chảy, rối loạn vận mạch (xanh tái, vã mồ hôi...).
Chẩn đoán thường dễ khi có triệu chứng tiêu hóa tiếp theo bởi triệu chứng thần kinh (ảo giác về giác quan, co cứng giật 1/2 mặt, đi loạng choạng, cảm giác tối tăm thoáng qua, đau đầu hoặc mất ý thức hoàn toàn, đau lan lên từ phần dưới ống tiêu hóa lên thượng vị có thể đến cả thực quản nữa. Các kiểu tiến triển của đau giống nhau như đúc, bắt đầu đột ngột, ngắn gọn, mất đi nhanh, xác định chẩn đoán bằng điện não đồ với test nhạy cảm, điều trị thử Tegretol...
- Đau bụng có thể là nguyên nhân của nhiễm độc mãn tính như chì, hoặc có thể do nguyên nhân hạ Kali máu, tăng canxi máu...
Nguyên nhân dẫn tới đại tiện ra máu:
- Polip đại tràng: Bệnh hay gặp, vị trí polip phải ở vị trí cao một chút thì khi chảy máu, máu ra ngoài mới có màu đỏ sẫm, (chảy máu ở vùng thấp như trĩ hoặc polip trực tràng thì đại tiện sẽ có máu đỏ tươi). Bệnh có thể phát hiện bằng soi đại trực tràng sẽ phát hiện polip to, nhỏ, có cuống, hay không có cuống.
- Viêm loét đại trực tràng chảy máu: Bệnh rất ít gặp ở nước ta, biểu hiện là: phân thường lỏng có chất nhày, máu thường bầm tím hoặc đỏ tươi theo phân, bệnh nhân có kèm theo đau bụng quặn, mót rặn, kèm sốt, gày sút cân, rối loạn nước điện giải, thiếu máu, thăm khám trực tràng có máu bầm tím hoặc đỏ tươi theo tay, nội sôi đại trực tràng bằng ống soi mềm thì thấy niêm mạc phù nề, xung huyết, khi chạm đèn nội soi vào niêm mạc dễ chảy máu.
Bệnh thường gặp ở các nước châu Âu, lứa tuổi dưới 40, đôi khi có tính chất gia đình. Bệnh mạn tính, có từng đợt tiến triển, kéo dài hàng 10 năm, có giai đoạn tạm ổn rồi lại tái phát với một số yếu tố thuận lợi như: nhiễm khuẩn, thay đổi thời tiết, chấn thương tình cảm.
Muốn có một phương pháp điều trị thích hợp cho bạn, nhất thiết bạn phải đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa từ đó mới xác định rõ tình trạng bệnh lý và có phác đồ điều trị cụ thể.
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm về đau bụng mạn tính và đại tiện ra máu. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.
Đăng nhận xét