Chứng giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ ở bà bầu


Khi mang thai các bà bầu dễ gặp chứng giãn tĩnh mạch, tuy không thể ngăn ngừa nhưng có thể thông qua chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập và thư giãn có thể làm giảm nhẹ triệu chứng và những phiền toái do nó gây ra.

Chứng giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ ở bà bầu


 Giãn tĩnh mạch thường xảy ra trong quá trình thai nghén do hormon giới tính duy trì thai gây ra. Các tĩnh mạch nổi lên (rõ rệt nhất là ở sau gối), có màu xanh đậm do các van trong lòng tĩnh mạch ứ đầy máu và căng phồng lên, tạo các chỗ phồng và các “nút”. Giãn tĩnh mạch có thể không gây đau đớn nhưng gây khó chịu do cảm giác kiến bò, nặng chân.

- Giãn tĩnh mạch thường gặp nhiều ở chân, hậu môn (bệnh trĩ) và thậm chí là ở cả phía ngoài âm đạo.

- Giãn tĩnh mạch thường “phát triển” cùng với sự lớn lên của thai nhi. Sức nặng của thai sẽ làm gia tăng áp lực lên các thành mạch ở vùng xương chậu và bụng và chân.

- Giãn tĩnh mạch cũng có thể tiến triển khi tăng cân quá nhanh trong thời gian mang thai, nếu thai nhi quá lớn hay mang đa thai.

- Giãn tĩnh mạch thường có yếu tố di truyền và trở nên ”nặng” hơn qua mỗi lần mang thai. Càng sinh nhiều con, biểu hiện của bệnh càng rõ rệt.

Có thể ngăn ngừa?

Dinh dưỡng

- Ăn uống trong thời kỳ thai nghén cũng có thể giúp giảm thiểu những khó chịu do chứng giãn tĩnh mạch gây ra hoặc ngăn ngừa không để tình trạng tồi tệ hơn.

- Một chế độ ăn cân bằng, hợp lý và đủ chất sẽ củng cố chức năng thành mạch, giúp giảm đau do giãn tĩnh mạch nhưng không thể ngăn ngừa sự thay đổi tiêu cực của thành mạch nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao.

- Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp bệnh trĩ không tăng nặng mà thủ phạm là do tình trạng táo bón gây ra.

 Ngoài ra, bạn có thể uống nước quả, đặc biệt là các loại quả mọng họ dâu (dây tây, dâu đất, mâm xôi…) cũng giúp phòng chứng giãn tĩnh mạch bởi chất nhuộm màu của các loại quả này giúp tăng cường sự dẻo dai của các thành mạch máu.

 Một nguồn thực vật khác cũng rất tốt là dứa tươi. Loại quả này có chứa bromelain, có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng máu vón cục bằng cách “phân tán” các lưới fibrin, thủ phạm gây ra giãn tĩnh mạch. Lưu ý là không ăn quá nhiều nếu bạn đã từng bị ra máu trong quá trình mang thai vì nó có thể khiến tình trạng này lặp lại.

 Bạn cũng có thể ăn hạt hướng dương. Loại hạt này rất giàu vitamin E, mà sự thiếu hụt của sinh tố này có liên quan với chứng giãn tĩnh mạch.

Tỏi cũng được xem là một loại gia vị giúp lưu thông máu nhờ chất allicin. Hãy thêm tỏi vào các món xào, nước chấm….

Tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn và uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn tránh xa các loại trà, cà phê, cola và đừng nên uống quá nhiều sữa vì chúng có thể làm cho các “dây” xanh đen này đau nhức hơn và các loại nước này cũng là thủ phạm dẫn tới táo bón, làm bệnh trĩ thêm nặng.

Có thể uống bổ sung các loại vitamin tổng hợp để cải thiện chức năng thành mạch và từ đó cải thiện chứng giãn tĩnh mạch. Lưu ý là trao đổi với bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại vitamin nào.

 Nếu thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thì đây là thời điểm cần thiết để bạn tránh xa nó. Nó không chỉ gây hại cho thai nhi mà còn làm tình trạng giãn tĩnh mạch thêm tồi tệ.

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về dinh dưỡng hợp lý trị chứng giãn tĩnh mạch gây bệnh trĩ ở bà bầu. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.
Share this article :
 

Đăng nhận xét